Thứ Năm, 4 tháng 10, 2012

Kỹ thuật NAT port( sưu tầm)


Kỹ thuật mở mạng (NAT port) 

Đối với các kỹ thuật viên lắp đặt hệ thống camera (nhất là trong phạm vi dân dụng), việc “mở mạng” thường được coi như là một “bí kíp” kiếm cơm. Không nhiều kỹ thuật viên có kiến thức hiểu biết kỹ thuật thực sự về việc làm này. Một số thì được chỉ dẫn qua vài lần và sau đó làm theo kinh nghiệm, máy móc áp dụng. Dân IT chuyển qua làm camera do đó có lợi thế hơn, vì cơ bản việc mở mạng cần một vài kiến thức  về IT , về network.
Các kiến thức đó thực ra cũng chẳng có gì là cao siêu, hầu hết chỉ là sơ đẳng, là vỡ lòng về Mạng máy tính. Bài viết này không đi sâu vào chi tiết giải thích các khái niệm. Tôi sẽ trả lời một cách tổng quát, ngắn gọn và súc tích để có thể từ đó áp dụng thực hiện cho mọi loại modem/router. Một cách ngắn gọn, bạn cần hiểu 3 thứ : NAT, Port Forward và DynDNS
Trước hết mỗi một người dùng internet sẽ được gán cho 1 địa chỉ IP. Khi nhà cung cấp như Viettel, FPT kéo dây ADSL đến nhà bạn thì khi gắn đầu dây vào modem/router, trong modem/router của bạn sẽ có 1 địa chỉ IP do nhà mạng gán, 1 và chỉ 1 mà thôi. Vậy thì nếu nhà bạn có 2 máy tính thì sao? Nguyên tắc là mỗi 1 người dùng chỉ có 1 địa chỉ IP, nay với 2 máy tính thì sẽ phải cần 2 địa chỉ IP ?? Thực tế này không chỉ xảy đến với gia đình mà còn với cả công ty nhỏ lớn. Trong một công ty có nhiều máy tính và người dùng, đôi khi chỉ có 1 hoặc 2 line ADSL (tức chỉ có 1 hoặc 2 IP cùng lúc). Giải quyết bài toán này, công nghệ Mạng máy tính đã sản sinh ra khái niệm NAT (Network Address Translation). Đây là một giải pháp tích hợp trong router, cho phép router này kết nối với internet bên ngoài chỉ với 1 địa chỉ IP nhưng đồng thời lại có thể cho phép nhiều người dùng “sài chung” internet thông qua nó bằng việc gán cục bộ các địa chỉ IP phụ cho họ.
Các IP phụ thường có dạng 192.168.x.x . Đây không phải là địa chỉ IP của bạn trên internet, nó chỉ có ý nghĩa cục bộ trong mạng con quản lý bởi router nhà bạn. Với internet, chỉ có 1 địa chỉ IP của router nhà bạn thôi, còn trong nhà có bao nhiêu người, bao nhiêu máy thì cũng như nhau. Đến đây bạn đã hiểu vì sao đầu ghi hình cho camera phải cài đặt IP dạng như 192.168.1.4, 192.168.1.5 rồi. Điều đó đơn giản là để cho router kết nối internet có thể “quản lý” được đầu ghi hình.
Đó gọi là NAT (giới thợ camera còn hay gọi việc mở mạng là “Nat port“), giúp gán IP phụ cho từng thiết bị trong nhà muốn kết nối internet. Vậy giờ bạn ra ngoài quán cafe và muốn xem hình lưu trên đầu ghi hình trong nhà thì sao ? Hãy làm quen với giải pháp thứ 2 : Port Forward.
Với router, quản lý các dịch vụ trong mạng con của nó thông qua các port. Port thực ra là một con số. Các port khác nhau có số khác nhau, đánh số cho dễ quản lý. Ví dụ nhà bạn có server trang web thì dịch vụ server chạy trên port 80, 8080, 8000. Hiện nay bạn dùng đầu ghi hình, thì đầu ghi hình cơ bản cũng là một dạng hỗ trợ web server , nó chạy trên port 80 (và tất nhiên bạn có thể đặt số khác nếu thích). Bây giờ nếu bạn muốn xem camera, bạn phải truy cập vào đầu ghi trên cổng web của nó. Để truy cập vào đầu ghi từ internet bạn cần biết địa chỉ IP. Và như nói ở trên, địa chỉ IP cho các thiết bị nhà bạn chỉ có 1 và nó là địa chỉ IP trên router/modem. Có nhiều cách để bạn xem địa chỉ IP của router nhà mình, chi tiết tôi sẽ trình bày ở bài viết khác. Bây giờ khi bạn đã có được IP của router,bạn mở trình duyệt web lên và gõ địa chỉ IP này. Kết quả là bạn sẽ được đưa đến trang thông báo của router nhà bạn, ví dụ : Access denied! Nếu chỉ đơn thuần truy cập vào IP thì router nó sẽ không hiểu bạn muốn gì. Router phần lớn được mặc định không tiếp nhận các yêu cầu truy cập lạ từ internet.
Router cần thêm thông tin dịch vụ bạn muốn dùng. Lúc này bạn cung cấp thêm cho router số port dịch vụ. Ví dụ địa chỉ IP router là : 120.134.1.67, thì bạn gõ 120.134.1.67:80.  Số 80 theo sau là số dịch vụ web mà bạn cần. Khi đó router hiểu bạn muốn truy cập dịch vụ web. Nó sẽ tìm trong danh sách máy con của nó để đáp ứng bạn. Để giúp router tìm đúng, bạn cho nó giá trị Port Forward. HIểu đơn giản, với port forward là chỉ dẫn router biết khi người dùng truy cập vào nó, họ đưa cho nó số port, nó biết tìm thiết bị (với địa chỉ IP phụ mà nó quản lý) đáp ứng lại yêu cầu. Đến đây thì bạn đã hiểu phải cấu hình port forward ra sao để coi được đầu ghi qua internet. VÍ dụ đầu ghi bạn có IP phụ dạng 192.168.1.4, bạn sẽ cấu hình router hiểu port 80 mà nó nhận sẽ được tham chiếu đến IP phụ 192.168.1.4 để đáp ứng lại.
Điều thứ 3 bạn cần làm để việc mở mạng được hoàn thiện đó là cài đặt dịch vụ tên miền động. Điều này cần thiết vì ADSL không cung cấp cho bạn IP tĩnh. Giả sử hôm nay router của bạn có IP là số này, nhưng qua hôm sau (vì lý do mất điện, tắt router) IP đổi khác. Không lẽ mỗi lần muôn xem camera, bạn lại phải lặp lại bước xác định IP của router. Tên miền động có dạng ký tự chữ, cho phép bạn đặt tên dễ nhớ cho router của bạn. Trước hết bạn cần đăng ký tài khoản tên miền động, nổi tiếng là DynDNS. Tiếp đó bạn cài tài khoản này lên router. Sau này khi IP của router thay đổi, nó sẽ tự động thông báo với DynDNS địa chỉ mới. DynDNS sẽ tự động update theo đó. Và bạn vẫn chỉ cần dùng 1 địa chỉ tên miền cố định cho router của mình.
Trên đây là vài chỉ dẫn cơ bản cho việc mở mạng xem camera. Tôi trình bày tổng quát, không đi vào thao tác thực hành cụ thể cho 1 loại đầu ghi, modem hay router nào. Nếu hiểu tổng quát, bạn sẽ có thể thực hành thành thạo trên tất cả mọi loại thiết bị.

Thứ Tư, 3 tháng 10, 2012

Một vài Ebook liên quan đến cấu hình trên windowserver 2008

Dưới đây là mình sưu tầm được 1 vài ebook về Winserver 2008, mọi người cùng tham khảo nhé:
1. Routing and Remote Access : http://www.mediafire.com/view/?o1f5a121q6avae1
2. Files Service: http://www.mediafire.com/view/?gxbdfp8svlpchsq
3. DNS Server: http://www.mediafire.com/view/?ojjyyrsr80w1bvf
4. Terminal Service: http://www.mediafire.com/view/?fp3iwuwdzhsd1cn
5. Group Policy: http://www.mediafire.com/view/?42p55usokns59o8
6. DHCP Server: http://www.mediafire.com/view/?i8lfhs8imj6rfqa
7. Print Server: http://www.mediafire.com/view/?m2a7c6gfgvfm5b7
 Ebook có hình minh họa khá cụ thể, ae có thể thực hành trên môi trường winserver ảo. Chúc ae học tập tốt, tìm được cái khác mình sẽ up nữa.

Cấu hình DNS trên Windows Server 2008

Anh em có thời gian thì tham khảo trước kết hợp vs sau này thầy hướng dẫn sẽ mau nắm bắt bài hơn !
Cấu hình DNS trên Windows Server 2008

DNS (Domain Name System), ra đời vào năm 1984 cho sự phát triển của Internet. Thuật ngữ này đưa ra mối quan hệ giữa địa chỉ IP và tên miền. Hệ thống tên miền (DNS) được sử dụng để đặt tên cho các thành phần, thiết bị tham gia vào hệ thống mạng Internet. Ý nghĩa thực tế quan trọng nhất của DNS là giá trị gợi nhớ cao cho người sử dụng.

Cấu hình DNS trên Windows Server 2008:



Cấu hình DNS trên Widows Server 2008

Chọn Start > Programs > Administrative Tools > Server Manager.



Tại cửa sổ Server Manager, chọn mục Roles, chọn mục Add Roles.



Tại cửa sổ Before You Begin, chọn Next.



Tại cửa sổ Select Server Roles, chọn DNS Server, chọn Next.



Tại cửa sổ DNS Server, chọn Next.Tại cửa sổ Confirm Installation Selections, chọn Install để tiến hành cài đặt.Quá trình cài đặt sẽ diễn ra…Sau khi cài đặt xong, nhấn Close để kết thúc quá trình cài đặt.



Tạo Zone thuận (Forward Lookup Zone) tên bknpower.vn :Start > Programs > Administrative Tools > DNS. Nhấp phải trên mục Forward Lookup Zone > New Zone, màn hình Welcome to the New Zone Wizard xuất hiện, chọn Next.



Tại màn hình Zone Type, chọn mục Primary zone, chọn Next.



Tại màn hình Zone Name, nhập vào tên miền cần quản lý, chọn Next



Tại màn hình Dynamic Update, chọn Next.



Tại màn hình Completing the New Zone Wizard, chọn Finish để kết thúc quá trình tạo Zone thuận.



Tạo Zone ngược tên 1.168.192.in-addr.arpa:Nhấp phải chuột trên Reverse Lookup Zone > New Zone, tại màn hình Welcome to the New Zone Wizard, chọn Next.



Tại màn hình Zone Type, chọn mục Primary zone, chọn Next



Tại màn hình Reverse Lookup Zone Name, chọn mục IPv4 Reverse Lookup Zone, chọn Next.



Tại màn hình Reverse Lookup Zone Name, nhập vào thông tin về địa chỉ IP của máy DNS Server, chọn Next.



Tại màn hình Dynamic Update, chọn Next.



Tại màn hình Completing the New Zone Wizard, nhấp Finish để kết thúc quá trình cài đặt Zone ngược.



Ủy quyền cho miền hcm.bknpower.vn:Trên máy BKNP-DC08-01: Nhấp phải chuột trên miền bknpower.vn > New Delegation, màn hình Welcome to the New Delegation Wizard xuấthiện, chọn Next.



Tại màn hình Delegated Domain Name, nhập vào tên miền con, chọn Next.



Tại màn hình Name Servers, chọn nút Add để mô tả thông tin Name Server.



Tại hộp thoại New Name Server Record, nhập thông tin của Name Server quản lý miền con, nhấp OK, sau đó chọn Next.



Tại màn hình New Delegation Wizard, nhấp Finish để kết thúc.



Tạo Forwarder trên BKNP-SRV08-01 để nhờ BKNP-DC08-01 phân giải hộ:Nhấp phải trên DNS Server, chọn Properties, chọn tab Forwarders.



Tại hộp thoại Properties > Forwarder, chọn Edit để nhập vào địa chỉ IP của máy cần Forwarder.



Nhấp OK để hoàn tất quá trình mô tả Forwarder.

Ebook: Joomla Căn Bản

Cuốn ebook này giới thiệu, cài đặt, cấu hình Joomla cho anh em nào cần nghiên cứu thêm về Joomla. Có hình ảnh.
LInk: bấm vào đây để download

Thứ Ba, 2 tháng 10, 2012

Ebook: Hướng dẫn cài đặt và sử dụng Mdaemon !

Đây là Ebook nói về cách sử dụng Mdaemon Mail rất cụ thể . Ebook gồm 5 chương:

CHƯƠNG 1
KHÁI NIỆM CHUNG VỀ HỆ THỐNG THƯ ĐIỆN TỬ


Giới thiệu thư điện tử
Thư điện tử là gì ?
Lợi ích của thư điện tử
Giới thiệu về hệ thống DNS và cấu trúc của địa chỉ thư điện tử
Giới thiệu về hệ thống DNS
Hoạt động của DNS
Cấu trúc của thư điện tử
Kiến trúc và hoạt động của hệ thống thư điện tử
Giới thiệu về giao thức SMTP
Giới thiệu về giao thức POP và IMAP

CHƯƠNG 2
GIỚI THIỆU VỀ MAIL CLIENT

Các tính năng cơ bản của một mail client
Các tính năng nâng cao của mail client
Giới thiệu quản lý địa chỉ
Giới thiêu lọc thư
Giới thiệu chứng thực điện tử
Giới thiệu sử dụng phần mền mail client
Cài đặt chương trình Outlook Express
Sử dụng phần mềm Outlook Express
Cài đặt Netscape Mail
Hướng dẫn sử dụng Netscape Mail
Sử dụng webmail
Mail Filter
Sử dụng Mail Filter trong Netscape Mail
Sử dụng Mail Filter trong Outlook
Sử dụng chứng thực điện tử trong Outlook
Giới thiệu một số mail client
Pine
Eudora
SPRYMail
GroupWise
Một số nguyên tắc đảm bảo an toàn khi sử dụng thư điện tử

CHƯƠNG 3
QUẢN TRỊ HỆ THỐNG THƯ ĐIỆN


Khái niệm quản trị hệ thống thư điện tử
Mục đích của việc quản trị hệ thống thư điện tử
Các công việc cần thiết để quản trị hệ thống thư điện tử
Một số tính năng cơ bản để quản trị và thiết lập hệ thống thư điện tử
Mô hình hoạt động của hệ thống thư điện tử
Giới thiệu về thủ tục LDAP
Các giải pháp an toàn cho hệ thống thư điện tử
Quản trị máy chủ thư điện tử từ xa
Khái niệm về mailing list
Domain gateway

CHƯƠNG 4
QUẢN TRỊ HỆ THỐNG MDAEMON


Các tính năng cơ bản của MDaemon
Hướng dẫn cài đặt và cấu hình cho hệ thống MDaemon
Cấu hình domain chính cho hệ thống (Primary Domain Configuration)
Sử dụng MDaemon để quản lý nhiều Domain (Secondary domains)
.Sử dụng Account Editor để tạo và sửa account
Quản lý và sửa MDaemon Account
Tạo địa chỉ bí danh
Cấu hình thiết lập ghi log của hệ thống
Sao lưu, phục hồi hoạt động của hệ thống
Các tính năng nâng cao của MDaemon
Quản lý từ xa bằng Webadmin và Mdconfig
Thiết lập và sử dụng WorldClient Server
Sử dụng thủ tục LDAP
Tạo mail queues, và thiết lập và sử dụng Shared/Public IMAP folder
Các giải pháp an toàn cho mail server - Lọc thư và chống virus thư điện tử
Chuyển đổi header cho thư điện tử
Giải pháp truy vấn DNS và lưu giữ địa chỉ IP cần truy vấn
Thiết lập truy nhập thoại lấy thư và lịch quay thoại
Lấy thư sử dụng DomainPOP
Thiết lập thứ tự ưu tiên
Tạo nhóm sử dụng thư (mailling list)
Thiết lập và cấu hình mail Gateway
Queue và các quản lý thống kê về hệ thống thư của MDaemon

CHƯƠNG 5
MỘT SỐ LỖI THƯỜNG GẶP VỚI THƯ ĐIỆN TỬ


Một số mã lỗi của thư điện tử và cách giải quyết
Lỗi tại phía mail server
Mất kết nối
Lỗi mất tên miền trên DNS.
Lỗi do mở open relay
Mất reverse lookup (pointer)
Lỗi phía người dùng
Thiết lập sai địa chỉ smpt, pop, imap server, account name và password
Đầy hộp thư
Gửi thư mà không điền người gửi hoặc điền sai

Link: Nhấn vào đây để download !

Clip: cài AppSer + Web Mã Nguồ Mở + FTP Server U

Đây là bộ clips full cách cài đặt các tính năng: AppServer + Web Mã Nguồn Mở ( Joomla + Nukeviet ) + FTP Server U

Link : Nhấn vào download nhá !

Thứ Hai, 1 tháng 10, 2012

Twitter Facebook